Sống 365 Ngày Một Năm - Nguyễn Hiến Lê |
Sống 365 Ngày Một Năm
Tác giả: Nguyễn Hiến Lê
Danh mục: Sách Kỹ Năng Sống
Download sách Sống 365 Ngày Một Năm, Tải Ebook Sống 365 Ngày Một Năm, Thư Viện Ebook Miễn Phí, Sách Luyện Thi, Sách Ôn Thi THPT pdf Miễn Phí
Đọc Sách Online Trên Máy Tính, Mobile, Table, Download ebook/epub/mobi/prc/pdf/azw3
xem thêm ➕ | bài viết liên quan 🔎 |
---|---|
➕ Tủ Sách Kỹ Năng ♐ | 🔎 Quà Tặng Cuộc Sống ♐ |
➕ Sách Nghệ Thuật Sống ♐ | 🔎 10 bí quyết nấu ăn ngon mà vẫn giữ được đầy đủ chất dinh dưỡng ♐ |
➕ Sách Hướng Nghiệp ♐ | 🔎 04 BƯỚC LÀM CHỦ TIỀN BẠC ♐ |
➕ Sách Kỹ Năng Sống ♐ | 🔎 ĐỒ CHƠI GIÁO DỤC - PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO BÉ ♐ |
➕ Sách Kỹ Năng Làm Việc ♐ | 🔎 BÍ QUYẾT VIẾT CV - DỰ PHỎNG VẤN ♐ |
Download sách Sống 365 Ngày Một Năm - Nguyễn Hiến Lê
Lưu ý: Các bạn cần cài đặt ứng dụng đọc sách trên thiết bị di động, hoặc xem thêm Hướng dẫn.
Đặt Sách Giấy LAZADA | Kho Sách Giảm Giá LAZADA |
Đặt Sách Giấy TIKI | Kho Sách Giảm Giá TIKI |
Đặt Sách Giấy VINABOOK | Kho Sách Giảm Giá VINABOOK |
Nếu có điều kiện bạn hãy mua sách giấy để ủng hộ Tác giả, Dịch giả và Nhà xuất bản. Cảm ơn.
Lưu ý: Nếu link download có vấn đề, các bạn hãy thông báo ở phần Báo link hỏng
[ads-post]
Giới thiệu Sách
Sống 365 Ngày Một Năm - Nguyễn Hiến Lê
Trích
Những tấn bộ của Y khoa trong một thế kỉ nay
Trong khoảng một trăm năm nay, khoa Tây y đã tiến ghê gớm.
Trước hết là môn vi trùng trị biện pháp (bactériothérapie) đã cứu được không biết bao nhiêu nhân mạng. Từ khi Pasteur chứng minh được rằng những bệnh truyền nhiễm do vi trùng gây ra, rồi các nhà bác học nối gót ông tìm những cách đề phòng vi trùng, khử trùng, diệt trùng hoặc những cách làm cho cơ thể quen chống cự với vi trùng thì trong sự chiến đấu với vi trùng, phần thắng lần lần về chúng ta. Nhất là từ 25 năm nay, nhờ những thuốc sulfamide, pénicilline và vô số thuốc trụ sinh mỗi ngày mỗi nhiều và mỗi mạnh, ở các nước văn minh tuyệt nhiên không còn những bệnh dịch nữa. Chẳng hạn bệnh dịch hạch, mối kinh khủng của loài người thời trước, có lần đã giết 25.000 người ở thế kỉ XVI, ngày nay có xuất hiện ở nơi nào thì trong mươi ngày là trị được, chết nhiều lắm là mươi người, chứ không hơn. Bệnh chết nhiều lắm là mươi người, chứ không hơn. Bệnh sốt rét không còn đáng sợ nữa, bệnh dịch tả cũng vậy, có thể ngăn lại được liền, bệnh sưng màng óc đã trị được, bệnh tủy viêm rồi cũng sẽ hết nguy hiểm và nhiều bác sĩ hi vọng trong một tương lai gần đây, nhân loại sẽ không còn biết chứng lao phổi.
Môn ngoại khoa cũng đã thực hiện được những kì công nhờ sự tấn bộ của môn giải phẫu, cách chặn đứng sự xuất huyết, cách đánh thuốc mê, cách ngăn ngừa cơ thể làm độc, nhất là cách tiếp huyết. Người ta nối được mạch máu, vá được bao tử, thay được mắt, thay được thận… Có thể rằng một ngày kia, cơ thể con người sẽ như một chiếc xe hơi, bộ phận nào hư hỏng thì dùng khoa giải phẫu mà thay bằng một bộ phận mới.
Để bồi bổ cơ thể, người ta đã biết dùng cách phối hợp (synthèse) mà chế tạo được nhiều thứ sinh tố, nhiều kích thích tố (hormone) và gần đây, tạp chí Selection du Readers Digest đăng tin rằng người ta đã tìm ra được nhiều điều lạ về các nhiếu tố (engyme) có thể trị được bệnh cancer, làm ngưng lại trạng thái già nua và thay đổi màu da của các giống người: người da đen sẽ thành da trắng, da vàng, tùy ý.
Thực là không ai tưởng tượng được trong vài ba thế hệ nữa, tây y sẽ tiến tới đâu!
Một thứ bệnh cũ mà mới: Bệnh do xúc động
Nhưng hiện nay, tình trạng chưa có gi đáng mừng cho lắm. Hễ trị được những thứ bệnh này thì lại có những bệnh khác phát ra, nhất là tại các xứ kỹ nghệ phát triển mạnh như Anh, Mỹ, Pháp, Đức…
Theo các nhà truyền giáo Âu châu thì tới một thời gan đây, người Trung Hoa không biết những bệnh huyết áp quá cao (hypertension), lở bao tử (ulcère à l’estomac), ruột dư (appendicite) nhưng các thanh niên Trung Hoa du học ở Âu, Mỹ về thì một số bị bệnh huyết áp quá cao. Người da đen ở Châu Phi cũng không bị chứng đó, mà người da đen ở Mỹ thì cũng như người Mỹ vậy.
Ông Halliday ở Anh bảo rằng trong ba chục năm, từ 1909 đến 1938, số người bị bệnh lở bao tử tăng lên 313%; ở Mỹ chỉ một cuộc thế chiến vừa rồi đã làm cho số người bị bệnh đó tăng lên gấp ba.
Bệnh trĩ không phải là một thứ bệnh mới, người Trung Hoa đã biết nó từ lâu, nhưng hồi này cũng tăng lên dữ dội. Cứ đọc những mục quảng cáo trên báo chí thì thấy rõ điều đó. Trước chiến tranh, ở Sài Gòn – Chợ Lớn có chừng vài nhà Đông y chuyên trị bệnh trĩ, bây giờ thì không biết có mấy chục nhà; mỗi một tỉnh nhỏ như tỉnh Long Xuyên cũng có vài nhà, và theo sự nhận xét của nhiều người thì tại các châu thành, trung bình mỗi nhà có một người mắc bệnh đó, không nặng thì nhẹ.
Còn nhiều bệnh khác, loài người đã biết từ lâu, nhưng thời này mỗi ngày một tăng, như bệnh nhức mỏi, đau tim, suyễn, sán khí (hemie), đau thận, đau ruột, đau thần kinh… Ở Mỹ, những bệnh nhân mắc những chứng kinh niên đó chiếm tới nửa số giường ở các dưỡng đường, mà con số đó chưa hề thấy giảm. Những bệnh đó không do vi trùng gây ra mà do xúc động, người Pháp gọi là maladie d’origine emotive, viết tắt là M. O. E.
Ông John A. Schindler trong cuốn How to live 365 days a year bảo: “Nếu ngày mai hoặc hôm nay có một người Mỹ nào đau thì có 50 phần trăm chắc chắn rằng người đó đau vì xúc động. Nói cách khác : Một bộ sách y học rất dày đã kê khoảng ngàn chứng bệnh của loài người cho sinh viên học, mà một trong ngàn bệnh đó, bệnh do xúc động, cũng thông thường bằng chín trăm chín mươi chín bệnh khác gồm cả lại”. Dưỡng đường Oshsner đã thống kê, thấy rằng 500 người đau bao tử hoặc ruột thì có tới khoảng 370 người (ba phần tư) đau vì xúc động; và đại học trường Yale cũng nhận thấy rằng cứ 100 người tới khám bệnh xin toa thì có tới 76 người bị bệnh xúc động. Vậy thì tỉ số những người đau vì xúc động không phải chỉ là 50% mà tới 75% lận, và có người đã bảo rằng bệnh do xúc động là một chứng bệnh của thời đại.