Thế giới bí mật của trẻ em - Nguyễn Hiến Lê |
Thế giới bí mật của trẻ em
Tác giả: Nguyễn Hiến Lê
Danh mục: Quà Tặng Cuộc Sống
Download sách Thế giới bí mật của trẻ em, Tải Ebook Thế giới bí mật của trẻ em, Thư Viện Ebook Miễn Phí, Sách Luyện Thi, Sách Ôn Thi THPT pdf Miễn Phí
Đọc Sách Online Trên Máy Tính, Mobile, Table, Download ebook/epub/mobi/prc/pdf/azw3
xem thêm ➕ | bài viết liên quan 🔎 |
---|---|
➕ Tủ Sách Kỹ Năng ♐ | 🔎 Quà Tặng Cuộc Sống ♐ |
➕ Sách Nghệ Thuật Sống ♐ | 🔎 10 bí quyết nấu ăn ngon mà vẫn giữ được đầy đủ chất dinh dưỡng ♐ |
➕ Sách Hướng Nghiệp ♐ | 🔎 BÍ MẬT THIỀN ỨNG DỤNG THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI ♐ |
➕ Sách Kỹ Năng Sống ♐ | 🔎 ĐỒ CHƠI GIÁO DỤC - PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO BÉ ♐ |
➕ Sách Kỹ Năng Làm Việc ♐ | 🔎 SIÊU TRÍ NHỚ ♐ |
Download sách Thế giới bí mật của trẻ em - Nguyễn Hiến Lê
Lưu ý: Các bạn cần cài đặt ứng dụng đọc sách trên thiết bị di động, hoặc xem thêm Hướng dẫn.
Đặt Sách Giấy LAZADA | Kho Sách Giảm Giá LAZADA |
Đặt Sách Giấy TIKI | Kho Sách Giảm Giá TIKI |
Đặt Sách Giấy VINABOOK | Kho Sách Giảm Giá VINABOOK |
Nếu có điều kiện bạn hãy mua sách giấy để ủng hộ Tác giả, Dịch giả và Nhà xuất bản. Cảm ơn.
Lưu ý: Nếu link download có vấn đề, các bạn hãy thông báo ở phần Báo link hỏng
[ads-post]
Giới thiệu Sách
Thế giới bí mật của trẻ em - Nguyễn Hiến Lê
Trích
Đây là một quyển sách hay, trình bày về quá trình phát triển tâm lý của trẻ em từ lúc mới sanh đến khi chuẩn bị vào tuổi dậy thì. Xem sách mới thấy giai đoạn phát triển ban đầu của trẻ thật quan trọng, nó tạo dấu ấn cho giai đoạn trưởng thành về sau, chỉ đến năm tuổi là đứa trẻ đã có đủ những nét chính của người lớn hồi hai mươi lăm tuổi rồi, và nếu ta không tạo điều kiện phát triển bình thường ở thời gian này thì đứa trẻ trong giai đoạn trưởng thành sẽ gặp nhiều khó khăn về mặt tâm lý, xã hội.
Với những hiểu biết này, bậc làm cha mẹ cũng sẽ cảm thấy an tâm hơn khi nuôi dạy trẻ, biết được những khó khăn và thuận lợi để tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho trẻ, không cảm thấy bực mình, nóng giận, lo lắng trước những biểu hiện trái tính, trái nết ở mỗi tuổi của trẻ. “Nghề làm cha mẹ là nghề xuất hiện sớm nhất, ngay từ khi có loài người, và phổ biến nhất vì có những người sống độc thân cũng muốn có con nuôi. Nhưng điều ít ai nhận định được là nghề đó cũng quan trọng nhất và khó nhất. Quan trọng nhất chẳng phải chỉ vì cha mẹ có nhiệm vụ đào tạo con người, hễ con người hư hỏng thì xã hội sẽ tan rã vì trong bất kỳ tổ chức nào, hoạt động nào, yếu tố “người” vẫn là yếu tố quyết định ; mà còn vì lẽ cha mẹ dạy dỗ con ra sao thì lớn lên, nó lại dạy dỗ con nó như vậy, thành thử nếu đời trước mà lầm lẫn – hoặc nghiêm khắc quá tới nỗi con cái sinh lòng oán hận, hoặc nhu nhược quá, để chúng hư đốn – thì cái hại có thể truyền đến đời sau, đời sau nữa. Chúng ta thường nói tới cái “nếp” nhà – nếp có thể tốt mà cũng có thể xấu – là nghĩa vậy.
Khó nhất vì trẻ là cả một thế giới bí mật : dưới một tuổi, nó chưa biết nói, chỉ biểu lộ cảm xúc, ý muốn bằng nụ cười tiếng khóc, ta khó đoán được ; hồi hai ba tuổi nó nói tuy gọi là sõi rồi, nhưng ngôn ngữ vẫn có những ý nghĩa khác ngôn ngữ của ta nên nhiều khi ta hiểu lầm, lại thêm phản ứng của trẻ mỗi đứa một khác, mỗi giai đoạn một khác, đúng như nhiều bà mẹ thường nói : “không biết đâu mà mò”.
“Nghề làm cha mẹ” là nghề xuất hiện sớm nhất, ngay từ khi có loài người, và phổ biến nhất vì có những người sống độc thân cũng muốn có con nuôi. Nhưng điều ít ai nhận định được là nghề đó cũng quan trọng nhất và khó nhất.
Quan trọng nhất chẳng phải chỉ vì cha mẹ có nhiệm vụ đào tạo con người, hễ con người hư hỏng thì xã hội sẽ tan rã vì trong bất kỳ tổ chức nào, hoạt động nào, yếu tố “người” vẫn là yếu tố quyết định; mà còn vì lẽ cha mẹ dạy dỗ con ra sao thì lớn lên, nó lại dạy dỗ con nó như vậy, thành thử nếu đời trước mà lầm lẫn – hoặc nghiêm khắc quá tới nỗi con cái sinh lòng oán hận, hoặc nhu nhược quá, để chúng hư đốn – thì cái hại có thể truyền đến đời sau, đời sau nữa. Chúng ta thường nói tới cái “nếp” nhà – nếp có thể tốt mà cũng có thể xấu – là nghĩa vậy.
Khó nhất vì trẻ là cả một thế giới bí mật: dưới một tuổi, nó chưa biết nói, chỉ biểu lộ cảm xúc, ý muốn bằng nụ cười tiếng khóc, ta khó đoán được; hồi hai ba tuổi nó nói tuy gọi là sõi rồi, nhưng ngôn ngữ vẫn có những ý nghĩa khác ngôn ngữ của ta nên nhiều khi ta hiểu lầm, lại thêm phản ứng của trẻ mỗi đứa một khác, mỗi giai đoạn một khác, đúng như nhiều bà mẹ thường nói: “không biết đâu mà mò”.
Mà lạ lùng thay, nghề nào loài người cũng lưu lại kinh nghiệm cho đời sau – những sách thuốc, sách về nông nghiệp đã có từ mấy ngàn năm trước – duy có nghề làm cha mẹ, vừa phổ biến, quan trọng và khó như vậy thì trước thời hiện đại chẳng thấy có một cuốn nào cả. Trong hai thế kỷ trước, một số nhà giáo dục lác đác viết được ít cuốn, nhưng toàn là bàn về đạo đức, về lý thuyết: phải tập cho trẻ những đức nào, bản tính của trẻ là thiện hay ác, giáo dục có nghĩa là uốn nắn hay chỉ giúp cho trẻ phát triển theo thiên nhiên…? Cơ hồ như cổ nhân cho rằng hễ có con thì tự nhiên ai cũng biết cách nuôi con, dạy con chẳng cần phải học; và thế hệ trước có chút kinh nghiệm nào thì chỉ truyền miệng lại cho thế hệ sau, không ai gom lại thành hệ thống mà viết thành sách chỉ sự phát triển về thể chất cùng tâm lý, tinh thần của trẻ ra sao.
Mãi tới cuối thế kỷ trước, người phương Tây mới bắt đầu dùng phương pháp khoa học nghiên cứu tâm lý của trẻ, và trước thế chiến vừa rồi, mới có những cuốn trình bày các trắc nghiệm để tìm hiểu trẻ. Nhưng những tác phẩm đó hầu hết đều khô khan, có tính cách chuyên môn, viết cho các nhà giáo dục hơn là các bậc cha mẹ.
Theo chỗ tôi biết, cuốn đầu tiên viết về sự phát triển tâm lý của trẻ một cách giản lược nhưng đầy đủ, sáng sủa mà vui, ai có trình độ Trung học cũng có thể hiểu được, là cuốn Le développement psychologique de l’enfant của bà Thérèse Gouin-Décarie mà hôm nay tôi xin giới thiệu với độc giả. Bà là người Gia Nã Đại gốc Pháp, làm Giáo sư ở Đại học Montréal, năm 1952-1953 viết một loạt bài đọc trên Đài phát thanh Gia-Nã-Đại. Những bài này được hoan nghênh nhiệt liệt và thính giả yêu cầu bà in thành sách, nhà Ottawa xuất bản năm 1953, rồi nhà Fides ở Montréal và Paris tái bản không biết lần thứ mấy năm 1969.
Trong hai chục bài, bà nêu lên cả trăm vấn đề, dắt dẫn chúng ta vào cái thế giới bí mật và kỳ thú của trẻ, từ khi nó còn là cái thai cho tới khi nó tới tuổi dậy thì. Mỗi bài trình bày một giai đoạn phát triển về tinh thần, tâm lý của trẻ; hầu hết bài nào bà cũng dùng những phát kiến, những thí nghiệm mới nhất của các nhà chuyên môn hiện đại về tâm lý nhi đồng, như của Arnold Gesell, Margaret Ribble, Jean Piaget, René Spitz…
Chỉ bỏ ra một buổi đọc tác phẩm của bà, chúng ta cũng hiểu được trẻ hơn là nuôi nó trong 10 năm. Chúng ta hiểu được:
Tại sao hồi hai tuổi em bé nào cũng luôn miệng “không, không”, bảo nó làm gì nó cũng phản kháng, dỗ dành nó cách nào nó cũng cự tuyệt;
Tại sao hồi bốn tuổi, em nào cũng suốt ngày hỏi “Tại sao?”;
Tại sao cứ sau một giai đoạn trẻ rất ngoan ngoãn dễ bảo, lại tiếp theo một giai đoạn nó rất bướng bỉnh, khó dạy;
Tại sao có hồi nó rất nhút nhát, lại có hồi rất hay gây lộn;
Tại sao trẻ mười, mười một tuổi suốt ngày ở ngoài đường, nghe lời bạn bè hơn là nghe lời cha mẹ, tập tành hút thuốc, chơi thò lò; mà chưa nhất định là hư hỏng; vân vân…
Chúng ta sẽ biết ngôn ngữ, trí tuệ, óc tưởng tượng, ý niệm về đạo đức, tinh thần hợp quần, tinh thần tự do và độc lập… xuất hiện vào thời nào và phát triển lần lần ra sao.
Và chúng ta sẽ ngạc nhiên nhận ra điều này là tất cả những sự phát triển đó, tất cả những phản ứng của trẻ, mặc dầu mỗi đứa mỗi khác, mỗi tuổi một khác, nhiều khi kỳ cục, ta không hiểu nổi, thực ra đều có lý do, đều theo một luật thiên nhiên bất di bất dịch, là trẻ luôn luôn tập thích ứng với thế giới bên ngoài mà đồng thời vẫn giữ cá tính riêng, lần lần tự lập để thoát li được cha mẹ.