Cái chết của Lâm Bưu - Nguyễn Vạn Lý |
Cái chết của Lâm Bưu
Tác giả: Nguyễn Vạn Lý
Danh mục: Lịch Sử - Địa Lý
Download sách Cái chết của Lâm Bưu, Tải Ebook Cái chết của Lâm Bưu, Thư Viện Ebook Miễn Phí, Sách Luyện Thi, Sách Ôn Thi THPT pdf Miễn Phí
Đọc Sách Online Trên Máy Tính, Mobile, Table, Download ebook/epub/mobi/prc/pdf/azw3
xem thêm ➕ | bài viết liên quan 🔎 |
---|---|
➕ Sách Văn Hóa - Xã Hội ♐ | 🔎 Sách Triết Học ♐ |
➕ Sách Tử Vi - Phong Thủy ♐ | 🔎 Sách Tôn Giáo - Tâm Linh ♐ |
➕ Sách Lịch Sử - Địa Lý ♐ | 🔎 Sách Văn Hóa - Nghệ Thuật ♐ |
➕ Sách Thể Thao - Võ Thuật ♐ | 🔎 Sách Khoa Học - Xã Hội ♐ |
➕ Sách Chính Trị - Pháp Luật ♐ | 🔎 VẬT PHẨM PHONG THỦY ♐ |
➕ PHONG THỦY ỨNG DỤNG ♐ |
Download sách Cái chết của Lâm Bưu - Nguyễn Vạn Lý
Lưu ý: Các bạn cần cài đặt ứng dụng đọc sách trên thiết bị di động, hoặc xem thêm Hướng dẫn.
Đặt Sách Giấy LAZADA | Kho Sách Giảm Giá LAZADA |
Đặt Sách Giấy TIKI | Kho Sách Giảm Giá TIKI |
Đặt Sách Giấy VINABOOK | Kho Sách Giảm Giá VINABOOK |
Nếu có điều kiện bạn hãy mua sách giấy để ủng hộ Tác giả, Dịch giả và Nhà xuất bản. Cảm ơn.
Lưu ý: Nếu link download có vấn đề, các bạn hãy thông báo ở phần Báo link hỏng
[ads-post]
Giới thiệu Sách
Cái chết của Lâm Bưu - Nguyễn Vạn Lý
Lâm Bưu chết ngày 12-9-1971. Trước khi chết, Lâm Bưu là một trong những lãnh tụ quân sự và chính trị hàng đầu của Trung Cộng. Lâm Bưu đã tạo được danh tiếng lẫy lừng trên chiến trường trong thời kỳ Trung-Nhật Chiến Tranh. Sau đó trong cuộc chiến Quốc-Cộng Trung Hoa, Lâm Bưu đã thắng những trận đánh quyết định, suốt từ Mãn Châu tới tận đảo Hải Nam, đuổi Tưởng Giới Thạch và đại quân Quốc Dân Đảng ra ngoài hải đảo Đài Loan.
Sau chiến thắng của phe cộng sản Trung Hoa năm 1949, Lâm Bưu được phong chức thống chế, một trong mười thống chế của hồng quân Trung Cộng. Tuy vậy vai trò của Lâm Bưu bị lu mờ trong suốt mười năm. Mãi tới năm 1959 Lâm Bưu mới tái xuất hiện trên chính trường Trung Hoa với chức bộ trưởng quốc phòng, thay thế thống chế Bành Đức Hoài. Năm đó trong cuộc đại hội đảng tại Lư Sơn, thống chế Bành Đức Hoài, bộ trưởng quốc phòng, đã viết một lá thư gửi cho Mao Trạch Đông, phê bình kế hoạch Bước Tiến Nhảy Vọt của Mao Trạch Đông là một sai lầm. Mặc dù Bành Đức Hoài thận trọng dùng những lời lẽ dè dặt khen ngợi trước rối mới dám chê, nhưng Mao Trạch Đông vẫn nổi giận, ép buộc đại hội đảng phải thông qua cái gọi là “Nghị quyết về tập đoàn chống đảng do Bành Đức Hoài cầm đầu.”
Rồi Mao cách chức bộ trưởng quốc phòng của Bành Đức Hoài, và sau này, trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hoá, họ Bành bị hồng vệ binh đấu tố và bị bỏ mặc chết trong bệnh viện vì bệnh ung thư. Kể từ ngày Bành Đức Hoài bị Mao Trạch Đông thanh trừng, ngôi sao của Lâm Bưu mỗi ngày một thêm sáng chói trên chính trường Trung Cộng. Năm 1966 Lâm Bưu được bầu vào chức phó chủ tịch cộng đảng Trung Hoa, và đến năm 1969 thì được chỉ định làm người thừa kế Mao Trạch Đông. Như vậy vào lúc chết, Lâm Bưu được kể là người có quyền lực mạnh thứ nhì tại lục địa Trung Hoa, chỉ đứng sau một mình Mao Trạch Đông.
Thoạt đầu các tin tức về cái chết của Lâm Bưu được chính quyền Trung Cộng giữ rất kín như một bí mật quốc gia. Ngay cả các đảng viên cao cấp cũng không hề hay biết. Người ta chỉ nhận thấy một dấu hiệu bất thường là mười viên tướng tư lệnh các quân khu, được nhật lệnh của Bộ Chính Trị phải chuẩn bị đối phó với một trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra. Tuy nhiên nhật lệnh ấy không hề giải thích lý do, và cũng không có dấu tích gì liên hệ tới Lâm Bưu.
Trong những tuần lễ sau đó, dân chúng Trung Hoa vẫn tiếp tục sùng kính Lâm Bưu, người thừa kế và là đồng chí thân cận nhất của Mao Trạch Đông. Các khẩu hiệu của Lâm Bưu vẫn còn treo nguyên vẹn bên cạnh các tư tưởng của Mao Trạch Đông, ngay tại quảng trường Thiên An Môn. Tháng 10-1971, tờ Nhân Dân nhật báo, cơ quan thông tin chính thức của nhà nước Trung Cộng, vẫn đăng hình Lâm Bưu và Mao Trạch Đông đứng cạnh nhau, trông vẫn thân mật như trước.
Nhưng trong lúc hình ảnh của Lâm Bưu vẫn tiếp tục hiện diện trước công chúng thì Lâm Bưu đã không còn nữa. Hàng năm Lâm Bưu vẫn xuất hiện cạnh Mao Trạch Đông trước quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh trong ngày lễ quốc khánh 1-10. Nhưng buổi lễ quốc khánh thường niên đó của năm 1971 bỗng nhiên bị bãi bỏ. Để tránh sự thắc mắc của quần chúng, chính quyền Bắc Kinh giải thích rằng một sự tập trung quá đông người như vậy sẽ dễ trở thành mục tiêu bị tấn công bằng vũ khí nguyên tử của Nga sô.
Mãi mấy tháng sau, các tin tức đầu tiên về cái chết của Lâm Bưu mới bắt đầu được loan truyền một cách rất thận trọng, bằng tài liệu tối mật: “Tội Ác Của Lâm Bưu” do Bộ Chính Trị công bố. Nhưng chỉ một số ít đảng viên cao cấp mới được đọc tài liệu này. Sau đó là việc cách chức một số tướng lãnh thân tín của Lâm Bưu, như tham mưu trưởng Hoàng Vĩnh Thắng, tư lệnh không quân Ngô Pháp Hiến, chính ủy hải quân Lý Tác Bằng, và tư lệnh quân nhu Khâu Hộ Tác. Đến tháng 11-1971, một số sắc lệnh được ban hành với mục đích thâu hồi mọi ấn phẩm và hình ảnh của Lâm Bưu.
Mãi đến ngày 13-1-1972, các nhân vật cao cấp trong đảng và nhà nước mới nhận được bản tin đầy đủ về cái chết của Lâm Bưu. Theo bản tin này thì Lâm Bưu bị buộc vào tội âm mưu ám sát Mao Trạch Đông, và chính Lâm Lập Quả, con trai Lâm Bưu, được giao phó thi hành kế hoạch ám sát Mao. Khi công việc bại lộ thì Lâm Bưu định trốn sang Nga Sô bằng phi cơ, nhưng Lâm Bưu bị tử nạn khi phi cơ của Lâm Bưu rơi tại Mông Cổ.
Cuối cùng đến ngày 26-6-1972, nghĩa là gần mười tháng sau khi Lâm Bưu chết, chính quyền Trung Cộng mới công bố đầy đủ chi tiết về cái chết của Lâm Bưu bằng cuốn sách “Hồ Sơ Lâm Bưu”, trong đó có những lời thú tội của thuộc hạ Lâm Bưu, và các chứng cớ ghi âm, hoặc nhật ký và thư từ. Hồ sơ về cái chết của Lâm Bưu được phân phát cho các đảng viên để họ công bố cho dân chúng. Theo tập hồ sơ này thì Bộ Chính Trị của Trung Cộng đã giải thích về cái chết của Lâm Bưu như sau đây:
Trong phiên họp toàn thể Ban chấp hành trung ương, diễn ra ở Lư Sơn trong tháng 8 – tháng 9 năm 1970, người ta ghi nhận có sự rạn nứt giữa Mao Trạch Đông và Lâm Bưu về việc kế vị Mao. Lâm Bưu muốn phục hồi chức vụ Chủ tịch nhà nước – chức vụ này Lưu Thiếu Kỳ đã đảm nhiệm sau khi Mao từ chức năm 1959. Khi Lưu Thiếu Kỳ bị thanh trừng, chức vụ này bị bãi bỏ. Lâm Bưu muốn khôi phục chức vụ này và gợi ý rằng Mao lại đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nhà nước như trước. Lâm Bưu biết rằng Mao sẽ từ chối, và hy vọng rằng khi đó người ta sẽ chọn Lâm Bưu. Mao biết thâm ý của Lâm Bưu muốn nắm một chức chủ tịch, nên quyết liệt bác bỏ ý kiến của Lâm Bưu. Dưới mắt Mao, tham vọng của Lâm Bưu là một tội không thể tha thứ được.